VietNam Event Group - VEG

Truyền thông xã hội | 7 Cách tăng hiện diện trên mạng xã hội

Nguồn: Ecomity Asia

Truyền thông xã hội không những là cách để tăng sự hiện diện của một thương hiệu trên các nền tảng xã hội mà thông qua đó, doanh nghiệp có thể lắng nghe, dõi theo và phân tích hành vi của khách hàng. Nhờ vậy, doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra giải pháp cho những phản hồi tiêu cực, cải thiện mối quan hệ khách hàng và từ đó mở rộng và phát triển thương hiệu dễ dàng hơn.

Sự hiện diện trên mạng xã hội không đơn thuần chỉ là một hồ sơ có nội dung. Cụ thể hơn, doanh nghiệp phải tập trung cho nội dung phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách hàng. Như vậy, doanh nghiệp mới có thể xây dựng lòng tin và tiến gần hơn đến bán hàng.

Dưới đây là 7 cách tăng hiện diện của doanh nghiệp trên mạng xã hội.

1. Thu hút khán giả của bạn thông qua truyền thông xã hội

Phương tiện truyền thông xã hội được xem là liên hệ gần nhất mà bạn có với người tiêu dùng một cách thường xuyên. Trong vòng vài giờ sau khi xuất bản, bạn đã có thể đánh giá phản ứng của khán giả và tìm hiểu điều gì đó mới với mỗi bài đăng của mình.

Hơn nữa, khi thu hút khán giả, có thêm cơ hội tạo ra mối liên kết giữa người theo dõi bạn và thương hiệu bạn ở mức sâu hơn. Bạn có thể mời họ tham gia vào các cuộc thảo luận trong phần bình luận, trả lời các câu hỏi đố vui “Cái này hoặc cái kia”, tạo thăm dò, trả lời Hỏi và đáp.

2. Luôn năng động và nhất quán 

Đã bao giờ bạn lướt qua một thương hiệu và nghĩ rằng: Ôi! Tôi quên mất thương hiệu bạn đang còn tồn tại. Và chắc chắn rằng bạn không bao giờ mong muốn thương hiệu của mình rơi vào vào cảnh như thế, đúng chứ?

Truyền thông xã hội là một trò chơi về khả năng hiển thị của thương hiệu. Nó thường bị khuất tầm nhìn, không có tâm. Vì vậy, điều bạn quan trọng nhất để bạn thắng đối thủ của mình là hoạt động trên các nền tảng truyền thông xã hội và đăng bài một cách nhất quán.

3. Bám sát vào tiếng nói thương hiệu và thẩm mỹ trong truyền thông xã hội

Sự nhất quán không chỉ về lịch đăng bài mà còn về sự nhận diện trên các nền tảng truyền thông. Nghĩa là, dù ở trên nền tảng nào, bạn đều phải có sự giống nhau từ thông điệp, nội dung cho đến từng thiết kế. 

Vì vậy, khi thiết kế chiến lược thương hiệu của mình, hãy đảm bảo phù hợp với chiến lược truyền thông xã hội của bạn.

4. Theo dõi đối thủ cạnh tranh 

Đối thủ cạnh tranh giống như người hàng xóm của bạn. Bạn có thể tìm được sự giúp đỡ khi mất ý tưởng, được truyền cảm hứng và thấy được con đường họ đi để chắt lọc và áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

Một điều bạn nên lưu ý đó là chỉ nên tham khảo “anh bạn hàng xóm này” và đừng để ảnh hưởng đến phong cách cũng như chiến lược của bạn.

Điều lớn nhất bạn nên tìm kiếm khi đánh giá sự hiện diện trên mạng xã hội là tìm hiểu đối thủ cạnh tranh xem họ định vị mình trên thị trường như thế nào và cách khán giả bàn tán về họ ra sao. Ngoài ra hãy xem những gì họ chia sẻ hoặc những nỗ lực đạt được.

5. Tận dụng xu hướng và các nội dung Hot Trends

Cứ sau một vài ngày hoặc thậm chí một vài tuần sẽ xuất hiện một số xu hướng mới trên các nền tảng như Twitter hoặc TikTok. Chắc chắn doanh nghiệp sẽ luôn đặt ra câu hỏi: “Chúng ta có nên tham gia vào vấn đề này không? Và làm thế nào để biến nó trở thành của riêng mình?

Xu hướng có thể nâng cao nhận thức về thương hiệu của bạn và tạo ra được lượng truy cập lớn nhưng cũng đi kèm theo những thách thức. Điều quan trọng là, bạn cần xác định xem có phù hợp với thương hiệu của mình hay không. Nếu không thì hãy xem nó như một buổi khiêu vũ ở trường, việc của bạn là theo dõi và ngồi ngoài.

6. Đầu tư vào tài sản sáng tạo chất lượng cao là bước khôn ngoan để thành công khi truyền thông xã hội

Phương tiện truyền thông xã hội là một trong những nguồn chính gia tăng nhận thức, tạo điểm nhấn cho khách hàng. Bạn chỉ có vài giây để thực hiện điều này, hãy chỉn chu trong mọi thứ để khách hàng không quay lưng đi vì một nội dung kém chất lượng.

Muốn như thế, bạn cần phải sáng tạo một hình ảnh chất lượng cao, một nội dung tốt và nội dung tốt tất nhiên sẽ không sai ngữ pháp.

7. Cân bằng giữa khuyến mãi và gia tăng giá trị

Hầu hết người dùng không dùng mạng xã hội để xem quảng cáo. Cái họ cần là sự giải trí. Đừng để mất đi khách hàng nếu bạn liên tục quảng bá sản phẩm của chính mình. 

Hãy tạo lòng tin với khách hàng thông qua các nội dung giá trị mà bạn chia sẻ xoay quanh sản phẩm mà không có bất kỳ chiêu trò quảng cáo nào trong đó. Khi đã có sự tín nhiệm từ khách hàng thì việc họ dùng thử sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là điều sớm muộn.

8. Tổng kết

Nền tảng truyền thông xã hội phản ánh đối tượng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận. Việc xây dựng sự hiện diện trên mạng xã hội luôn là công việc cần tiến hành thường xuyên. Điều cốt lõi nhất chính là duy trì sự hoà hợp giữa khán giả và nội dung bạn cung cấp.

Hy vọng 7 cách xây dựng sự hiện diện trên mạng xã hội này sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình mang thương hiệu đến gần hơn với khách hàng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Vietnam Event Group (VEG) was established with the goal of creating a complete event-organizing ecosystem for customers, with a variety of events from the High-Level Conference to the entertainment, exhibition and festivals also.