VietNam Event Group - VEG

Nghệ thuật giấy và ứng dụng trong tổ chức sự kiện

Nguồn: Backstage.vn

Giấy là một phát minh vĩ đại của con người cách đây gần 2000 năm. Trải qua hàng trăm năm, công nghệ sản xuất giấy đã có nhiều bước phát triển, giấy giờ đây không chỉ được con người dùng để ghi chép mà còn được dùng cho nhiều mục đích khác nhau như viết vẽ, lau chùi thậm cả sáng tạo nghệ thuật… Cùng Backstage tìm hiểu về nghệ thuật giấy và những ứng dụng của loại hình nghệ thuật này trong tổ chức sự kiện nhé!

Nghệ thuật giấy, tiếng Anh là PAPER ART hay PAPERCRAFT, tức là tất cả những tác phẩm tạo hình được làm từ giấy. Nhiều người thường nhầm papercraft là mô hình giấy, không đúng nhưng cũng không sai, mô hình giấy là một phần trong số rất nhiều bộ môn nghệ thuật giấy khác trong bài viết dưới đây.

PAPERCRAFT – Nghệ thuật tạo hình từ giấy bao gồm các bộ môn chính như sau:

1. Origami

Nghệ thuật gấp giấy, vốn khởi nguồn từ Trung Quốc, tuy nhiên được người Nhật phát triển lên thành nghệ thuật và hiện giờ được phổ biến trên toàn thế giới.

Tác phẩm Origami của nghệ sĩ Nguyễn Hùng Cường

2. Kirigami

Nghệ thuật cắt giấy, món này cũng như Origami, khởi nguồn từ Trung Quốc và được Nhật Bản phát triển.

3. Paper model

Mô hình giấy. Món này thì không bắt nguồn từ Trung Quốc. Mô hình giấy bắt nguồn từ châu Âu, cụ thể là từ Thế Chiến. Vào thời đó, khi mà đa phần các loại vật liệu để làm mô hình đều rất khan hiếm do toàn bộ mọi nguồn lực đều phải tập trung cho việc sản xuất vũ khí phục vụ chiến tranh thì giấy đã trở thành một lựa chọn hoàn hảo cho những món đồ chơi mô hình của trẻ em thời đó. Bên cạnh đó, các nhà quân sự và các nhà thiết kế khí tài cần 1 loại vật liệu đơn giản, dễ tìm, rẻ để có thể tạo nên các sa bàn, các bản mẫu hình dạng vũ khí để trình bày trước khi đem ra sản xuất, và giấy chính là câu trả lời.

Mô hình giấy chính thức ra đời và phát triển từ thời điểm này. Định nghĩa mô hình giấy đó là những vật bằng giấy cùng hình dạng nhưng được làm thu nhỏ lại nhiều, mô phỏng cấu tạo và hoạt động hay đơn giản chỉ là hình dạng của một vật khác để trình bày, nghiên cứu và đôi khi là để giải trí.

Trải qua thời gian, các lúc càng nhiều mẫu thiết kế mô hình giấy được đưa ra, và đến nay thì có thể phân thành các thể loại chính như sau:

  • Figure: Hình mẫu nhân vật

các hình mẫu này có thể là hình mẫu người hoặc động vật. Hiện nay số lượng mẫu mô hình thuộc thể loại này đa phần là hình mẫu các nhân vật trong game, anime hoặc manga. Chính vì sự áp đảo về số lượng hình mẫu nhân vật anime mà nhiều bạn thường nhầm tưởng mô hình giấy có thể loại anime.

  • Architecture: Kiến trúc.

Các mô hình nhà cửa, công trình kiến trúc, sa bàn núi non, tất cả đều được xếp vào thể loại Kiến trúc. Ở nước ngoài, người ta thậm chí còn phân biệt rõ hơn nữa, cụ thể là:
– Architecture: Kiến trúc cảnh quan – bao gồm các mô hình nhà cửa, công trình kiến trúc đơn thuần
– Diorama: Kiến trúc tổng thể – sa bàn, tổ hợp các mô hình các nhà cửa, công trình kiến trúc, xe cộ, tàu thuyền, máy bay để tạo thành một mô hình cảnh quan tổng thể. Thể loại này khá kén người chơi do yêu cầu đặc thù về không gian trưng bày cũng như các kỹ thuật sơn phết, độ chế.

  • Vehicle: Xe cộ hay nói cách khác là mô hình có thể là các phương tiện giao thông trên bộ.

Bao gồm 2 phân loại chính là phương tiện dân sự và phương tiện quân sự.

  • Aircraft: Hàng không

Thể loại này bao gồm các mô hình máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ, trạm không gian, vệ tinh, đĩa bay, nói chung tất tần tật những thứ bay được. Cùng với xe cộ, tàu và kiến trúc, đây là 4 thể loại đầu tiên của mô hình giấy thuở sơ khai.

  • Mecha, Science: Viễn tưởng, khoa học.

Thể loại này bao gồm các mô hình mang tính khoa học, viễn tưởng, thường là máy móc, robot. Các hình mẫu mô hình thuộc thể loại này hiện nay đa phần là Gundam nên các bạn mới chơi thường tiếp tục có một sự hiểu nhầm, Gundam là 1 thể loại mô hình giấy.

  • Automata: Mô hình động, cơ khí.

Đây là thể loại khá đặc biệt, nó có thể thuộc tất các các phân loại mô hình giấy ở trên, tuy nhiên chúng có một điểm khác biệt cơ bản, đó là các mô hình thuộc thể loại này có các cơ cấu để có thể cử động, hoặc chuyển động được theo một cách nào đó.

  • Other

Các mô hình khác, ví dụ như mô hình các vật dụng bình thường như vũ khí, nhạc cụ, vật dụng trong nhà, dụng cụ, bla bla bla,

4. Paper Toy

Đồ chơi giấy. Nghe cái tên là biết rồi hen, đó là các mẫu đồ chơi đơn giản, không thỏa mãn định nghĩa Mô Hình Giấy ở trên. Thể loại này bao gồm các mẫu cube, mô hình minecraft, v.v…

5. Other papercraft

Những sản phẩm thuộc thể loại này thường khó có thể phân loại vào bất kỳ thể loại nào trong số 5 phân loại lớn ở trên, chúng mang đặc điểm của cả 4 phân loại trên cũng như có những điểm biến tấu riêng khiến cho những sản phẩm này luôn luôn độc nhất vô nhị. Chúng không có khuôn mẫu, và vì không có khuôn mẫu nên chẳng ai có thể làm 2 mẫu giống nhau tuyệt đối được.

Một số ứng dụng của Nghệ thuật giấy trong tổ chức sự kiện

1. Trang trí triển lãm

Đây là một tác phẩm thủ công bằng giấy mang tên Forest Folks do cặp đôi nghệ nhân Zim & Zou (tên thật của hai người là Lucie Thomas và Thibault Zimmermann), đến từ Pháp thực hiện. Tác phẩm này ngoài đem đến cho người xem một góc nhìn thú vị, thì còn là khung cảnh sắp đặt để trang trí cho các sản phẩm của Hermes tại Dubai.

2. Mini Game khéo tay hay làm cho các bé

Tùy theo từng độ tuổi mà ban tổ chức có thể đưa ra các level phù hợp để kích thích sự khám phá và chinh phục thử thách của các bé.

https://www.youtube.com/watch?v=ANGp1g_lX3Y&feature=emb_logo

3. Quà tặng cho khách hàng/ khán giả tham dự sự kiện


Mô hình một chiếc loa chạy đĩa than dành tặng cho khán giả tham gia đêm nhạc hoài cổ là món quà ý nghĩa phải không nào?

Bộ sản phẩm mẫu quà tặng của thương hiệu mỹ phẩm innisfree

Ngoài những ví dụ Backstage nêu trên, các bạn hoàn toàn có thể tự tra cứu trên Pinterest để có thêm nhiều nguồn cảm hứng sáng tạo độc đáo khác. Chúc các bạn có thêm nhiều ý tưởng thú vị cho sự kiện của mình từ nghệ thuật giấy này nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Vietnam Event Group (VEG) was established with the goal of creating a complete event-organizing ecosystem for customers, with a variety of events from the High-Level Conference to the entertainment, exhibition and festivals also.