Lợi nhuận đến từ tổ chức giải các chạy marathon
Nguồn: investopedia
Trong những năm gần đây, các giải chạy marathon và half-marathon càng ngày càng trở nên phổ biến. Những giải chạy này không giới hạn chỉ vận động viên chuyên nghiệp mà dành cho tất cả mọi người: từ những người thích tạo ra kỷ niệm đẹp cho đến những người muốn vượt qua thử thách dành cho bản thân. Do đó, nhà tổ chức sự kiện không nên bỏ qua những đối tượng tiềm năng này.
Những đường chạy dài thường cần ngân sách cao, ngốn nhiều thời gian và đòi hỏi công ty tổ chức phải dành nhiều chi phí đầu tư cho các đường chạy để tạo danh tiếng tốt cũng như quảng bá đến các nhà tài trợ doanh nghiệp trong dài hạn, hoặc đơn giản là tạo nên khoản tiền có thể sinh lời.
Nhưng lợi nhuận đằng sau các giải chạy này là gì?
ĐIỂM CHÍNH
- Giải chạy gần như là không thay đổi, vì thế, dù chi phí tham gia tăng lên, người ta vẫn sẽ đăng ký
- Có nhiều khoản cần chi trả rất lâu trước khi giải chạy thật sự bắt đầu, như giấy phép và chi phi quảng cáo.
- Trong quá trình diễn ra giải chạy thì đơn vị tổ chức cần tính toán chi phí nhân sự, anh ninh, nước uống, các công cụ, thiết bị phục vụ giải chạy.
1. Các vấn đề về tài chính khi tổ chức giải Marathon
Giải Marathon được coi là là hàng hóa tương đối không co giãn, vì vậy, ngay cả khi chi phí tham gia tăng lên, mọi người vẫn tham gia. Và người tham dự thường sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền để có trải nghiệm cho riêng mình. Một vài giải chạy lớn còn thu nhiều loại phí khác nhau, từ phí đăng kí cho đến chọn số áo. Những phí này có thể khá cao, giải chạy càng lớn thì chi phí càng lớn.
Tại Giải Marathon New York City – một trong những giải chạy danh giá nhất thế giới, người tham gia bắt buộc phải đáp ứng được một số tiêu chí nhất định mới được đăng ký. Thậm chí ban tổ chức còn có các vòng sàng lọc thành viên trước khi vào giải chạy thật sự. Phí đăng kí có nhiều mức khác nhau, tùy thuộc vào người tham gia, ví dụ như thành viên của nhóm New York Road Runner chỉ phải trả 255$ còn người Mỹ nhưng không thuộc tổ chức trên thì trả 295$ và người nước ngoài là 358$.
2. Trước khi sự kiện diễn ra
Trước khi giải Marathon chính thức diễn ra thì khâu chuẩn bị đã mất hàng tháng cộng với nhiều loại chi phí cần bỏ ra trước. Việc đầu tiên là khảo sát địa hình và quyết định địa điểm diễn ra giải chạy. Cùng với đó là vẽ ra cung đường chạy, xin giấy phép từ chính quyền địa phương, xin cấp phép sử dụng các không gian công cộng hay thuê lại những nơi cần sử dụng để hỗ trợ trong giải chạy như bãi đỗ xe.
Khi đã có trong tay giấy phép, ban tổ chức cần xin tư vấn từ một tổ chức chuyên môn như USA Track&Field Road Course Certifier về khoảng cách hợp lý cho đường chạy để tránh tối đa sai sót không đáng có. Tất nhiên, đi kèm với những tư vấn từ chuyên gia là một khoản phí nhỏ.
Cuối cùng, khi mọi thứ đã sẵn sàng, ban tổ chức sẽ truyền thông ra ngoài để thu hút người tham gia. Chi phí quảng cáo có thể giảm đi đáng kể nếu thông tin về sự kiện được lan truyền tốt trên các trang mạng xã hội. Dù vậy, vẫn cần ngân sách để dành cho truyền thông trên radio, báo giấy và quảng cáo online.
3. Trong quá trình sự kiện diễn ra
Tất nhiên ngày diễn ra sự kiện là tiêu tốn đa phần ngân sách cần chi để mua sắm cho các khu vực như: khu để nước uống, khu đồ ăn, khu vệ sinh,…và tất cả đều cần có nhân sự để setup sự kiện. Nếu không có tình nguyện viên hỗ trợ thì ban tổ chức phải thêm chi phí thuê nhân sự nhằm điều hành và thực hiện tất cả các phần việc này.
Trong đó, phần đòi hỏi chi phí cao nhất là đội ngũ y tế để hỗ trợ tại chỗ trong các trường hợp khẩn cấp. Đây là một trong những điều kiện bắt buộc phải có khi tổ chức giải chạy. Ngoài ra còn có chi phí cho đội an ninh để đảm bảo sự kiện diễn ra an toàn. Tại giải half-marathon Philadelphia, chi phí an ninh rơi vào khoảng 30,000$ đến 120,000$ để đổi lại sự có mặt của lực lượng cảnh sát.
Một trong những phần ngốn ngân sách nữa là đầu tư cho các vận động viên, những người đã trả khoản phí đắt đỏ để tham gia cuộc đua. Theo tờ Washington Post, vào năm 2013, giải Marine Corps đã phải trả 13$/người cho bộ sản phầm áo phông, bảng đánh số, túi đeo, huy chương. Những giải chạy nhỏ hơn chắc chắc sẽ phải trả chi phí cao hơn bởi số lượng sản xuất ít thì giá đội lên rất nhiều.
Hệ thống đo thời gian đua có lẽ là phần chi phí ẩn lớn nhất, thông thường sẽ bao gồm Nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID), là một công nghệ dùng kết nối sóng vô tuyến để tự động xác định và theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào bảng số của người chạy, và có giá lên đến hàng nghìn đô. Nếu thuê ngoài một đơn vị để cung cấp thiết bị cho một sự kiện nhỏ thì chi phí rẻ hơn trong ngắn hạn bởi thuê máy móc và chip chỉ tốn vài đô la trên một người chạy.
4. Vì sao lại tổ chức giải Marathon?
Nguồn thu lớn nhất cho môt giải Marathon là phí đăng ký. Đối với các giải chạy mang mục đích thiện nguyện thì phí tham gia cao không phải là vấn đề đáng lưu tâm bởi người tham gia biết được mục đích cao cả phía sau như giúp các bệnh nhân ung thư vú hay xây dựng trường học mới cho trẻ em. Những giải chạy kiểu này cũng thu hút được nhiều nhà tài trợ doanh nghiệp muốn hỗ trợ cộng đồng thực hiện các nghĩa vụ tốt đẹp. Theo phân tích của tờ Washington Post, cứ 99$ phải trả cho người chạy để tham gia thì nhà tài trợ đã đóng góp tới 58$.
Các tập đoàn lớn cũng được khuyến khích nên tổ chức sự kiện và giải marathon dựa vào danh tiếng sẵn có của chính mình. Bởi sự nổi tiếng càng lớn thì khả năng đẩy mức phí tham gia lên càng cao. Trên thực tế, Giải Boston Marathon, London Marathon, và New York City Marathon đều có thể tăng giá lên gấp đôi, mặc dù chắc chắn sẽ có ý kiến phản đối nhưng các danh sách đăng ký vẫn chẳng mấy chốc mà đầy bởi nhiều người coi trọng trải nghiệm và có khả năng tài chính để tham gia.
Một vài giải chạy lớn thu hút người tham gia đến từ mọi nơi trên thế giới và mang lại cơ hội kinh doanh cho địa phương đó. Ví dụ như khoảng 30% người dự giải Marathon New York City 2020 là vận động viên quốc tế, đồng nghĩa với việc họ phải chi tiêu cho một loạt dịch vụ kèm theo như khách sạn, nhà hàng, mua sắm, giải trí.
Điều này cũng tương tự với các giải chạy uy tín khác như Rock n Roll Marathon và Walt Disney’s (DIS) Walt Disney World Marathon, Color Me Rad, Tough Mudder. Không chỉ ban tổ chức có được nguồn thu mà địa phương nơi giải chạy diễn ra cũng được hưởng lợi nhờ dịch vụ ăn theo.
Kết Luận
Mặc dù các giải Marathon đã có lịch sử hơn 100 năm nhưng số lượng người tham gia mới tăng lên nhanh chóng trong vòng 10 năm trở lại đây và sẽ tiếp tục có nhiều người quan tâm hơn nữa bởi nhận thức được lợi ích to lớn của việc chạy bộ, cùng với đó là mức chi phí tham dự thấp và điều kiện tham dự khá dễ dàng.