VietNam Event Group - VEG

03 “mẹo” quản lý đám đông cho lễ hội nghìn người

Nguồn: Anh Bánh Bao

Với những sự kiện có hàng nghìn người tham dự như Tomorrow hay Coachella thì việc quản lý đám đông cần thiết để mang lại trải nghiệm hoàn hảo cho khán giả. Bài viết này Backstage sẽ chia sẻ 03 “mẹo” quản lý đám đông hiệu quả!

1. Quản lý đám đông trong check in bằng thiết lập hệ thống hàng rào

Ngay khi bước vào một sự kiện, check-in là hoạt động đầu tiên tạo ra trải nghiệm cho người tham dự. Đặc biệt, đối với các sự kiện có số lượng người tham dự lớn, thì các và tổ chức phải giải bài toán làm thế nào để quản lý đám đông, tránh xảy ra các tình huống chen lấn, xô đẩy thậm chí là gây gổ cãi nhau. Có ti tỉ thứ việc nhỏ cần phải chuẩn bị để khâu checkin trở nên hoàn hảo đặc biệt là công tác phân luồng check in các loại vé. Trước mỗi cổng an ninh, cổng soát vé đều phải có hàng rào, phân tách các loại vé khác nhau. Càng đông người tham dự thì số lượng luồng check in ở mỗi cửa phải càng nhiều để đảm bảo về mặt thời gian cũng sự nhanh chóng, cảm giác thoải mái cho người tham dự. Nếu số lượng người xếp hàng quá đông thì cần có Security đứng 3 khu vực, đầu hàng giữa hàng và cuối hàng. Những người này có nhiệm vụ kết nối thông tin để linh hoạt trong việc dồn hàng, cắt hàng thậm chí là cắt hàng, ngừng check in nếu có vấn đề phát sinh xảy ra.

mẹo quản lý đám đông
Setup cổng check in

2. Setup bục quan sát cho security bao quát đám đông

Khi tính toán và setup bố trí các khu vực đứng xem chương trình, Ban tổ chức sẽ đặt vào trong khu vực đó các bục cao khoảng 20cm – 30cm. Bục này sẽ làm và trang trí theo style của chương trình, trên đó sẽ có 1 “anh da đen” to cao làm công tác security đứng bao quát và quản lý đám đông thuộc khu vực mình phụ trách.

Khi có các vấn đề xảy ra như người ngất xỉu hay gây gổ, bạo loạn, bảo an sẽ dơ tay lên, tay anh có cầm 1 cái đèn chớp đỏ với độ sáng mạnh để báo hiệu cho team ở khu vực quan sát trên cao – phía sau khán giả – hay các khu vực khác đứng phía sau có thể nhận thấy – từ phía bàn FOH chẳng hạn hoặc 1 khu vực nào đấy tạm gọi là “trạm không lưu”.

Các “trạm không lưu” này chính là 1 số đài quan sát, có team cầm ống nhòm liên tục lia xung quanh khu vực tổ chức sự kiện, để phát hiện dấu hiệu bất thường. Mà dấu hiệu bất thường sẽ được nhận ra đầu tiên, từ những “anh da đen” đứng trên mấy cái bục cao trong từng khu vực.

3. Thiết lập trạm không lưu để quan sát & quản lý đám đông

Cái trạm không lưu đó, nó chính là 1 cái đài quan sát dã chiến được setup trên cao, trên đó có 1 đống người cầm ống nhòm, lia lia xung quanh khu vực, và 1 trong những “mẹo” nữa là:

Ngoài việc nhòm “anh da đen” đứng trên bục cao, “đội ống nhòm” sẽ nhìn khán giả. Nhìn cái gì? Họ sẽ nhìn gáy khán giả! – vì đội ống nhòm nhìn từ phía sau khán giả nên sẽ thấy phần gáy – phần ót khán giả, và nếu chỉ thấy ót – gáy mà thôi – thì chỗ đó ok – nghĩa là khán giả họ đang phiêu chương trình! Chỗ nào mà tự nhiên có mặt cười hoặc 1 đống mặt cười quay lại – chỗ đó chắc chắn có vấn đề, khi đó họ sẽ điều “anh da den” hay lực lượng khác đến chỗ đó ngay!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Vietnam Event Group (VEG) was established with the goal of creating a complete event-organizing ecosystem for customers, with a variety of events from the High-Level Conference to the entertainment, exhibition and festivals also.